Trở kháng của loa là gì?

Trở kháng của loa
Kỹ thuật

Trở kháng của loa là gì?

Trở kháng của loa là gì? Trở kháng và điện trở có gì khác nhau, cách kết hợp loa với amply sao cho phù hợp trở kháng,… Đó là những câu hỏi mà không phải khách hàng nào cũng biết, bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi trên.

Quý khách hàng có thể tham khảo chi tiết trong video sau đây:

1. Trở kháng của loa là gì?

Mỗi một thiết bị điện tử tiêu thụ điện như TV, loa, bóng đèn, máy giặt, điều hòa,… đều có các thông số kỹ thuật đi kèm như công suất tiêu thụ điện, cường độ dòng điện định mức, điện áp định mức, điện trở,…

Hiểu nôm na, trở kháng của loa chính là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của chiếc loa đó. Vì dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt electron (điện tích âm) nên mỗi một thiết bị tiêu thụ điện sẽ có các khả năng cản trở sự chuyển động của electron khác nhau, tùy thuộc vào vật liệu, cấu trúc làm lên thiết bị đó. Đại lượng đó, ở chương trình Vật lý phổ thông, gọi là điện trở của thiết bị đó, nhưng đó là đối với các dòng điện một chiều.

Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, chứa thêm thông tin về độ lệch pha.

Trong kỹ thuật điện, trở kháng thường được ký hiệu bằng chữ Z và được đo trong SI bằng đơn vị đo Ω (ohm).

2. Loa thường có những mức trở kháng nào?

Đối với các loa dân dụng, loa karaoke, loa nghe nhạc hiện nay thường có các mức trở kháng 4 Ω, 8 Ω và16 Ω. Ví dụ hình sau đây là một củ loa có trở kháng 8 Ohm.

Trở kháng của loa

Đối với các loa thông báo thì thường có trở kháng cao hơn rất nhiều, có thể lên đến hàng nghìn Ω. Các loa này thường là loa thông báo (loa nén phóng thanh) và có công tắc để lựa chọn nhiều mức trở kháng khác nhau cho phù hợp với độ dài dây cáp nối.

Trở kháng của loa

3. Cách tính trở kháng của một hệ thống nhiều loa

Trở kháng của loa là gì

Trở kháng trong hệ thống nhiều loa mắc nối tiếp nhau được tính như sau:

Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +… + R(n)

Trở kháng trong hệ thống nhiều loa mắc song song được tính như sau:

1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +… + 1/R (n)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo
call0965 546 488